LÝ THUYẾT TẢNG BĂNG TRÔI TRONG VIỆC THẤU HIỂU NHÂN SỰ

admin

5/5/2020 3:35:44 PM

Nguyên lý tảng băng trôi đã chỉ ra rằng, nếu coi doanh nghiệp là một con tàu lớn và nhân sự là tảng băng trôi thì một cá nhân tồi vẫn có thể giết chết sự sống còn của tổ chức lớn. 

Bài toán được đặt ra muốn quản trị nhân sự trước hết phải hiểu được bản chất của họ. Đây là vấn đề nan giải bởi để hiểu được một con người đâu phải là chuyện ngày một ngày hai.

Với mô hình tảng băng trôi, các nhà tuyển dụng sẽ hiểu sâu hơn về phần chìm của tảng băng cũng chính là giá trị tiềm ẩn của ứng viên có thể mang lại cho công ty.

 Nguyên lý "tảng băng trôi" trong tuyển dụng nhân sự

Nguyên lý "tảng băng trôi" trong tuyển dụng nhân sự

Thuyết tảng băng trôi được chia là 3 phần: phần nổi, phần vừa thấy vừa không thấy và phần hoàn toàn không nhìn thấy. Trong quản trị nhân sự tương ứng với 3 phần của tảng băng trôi, người ta chia thành “bản chất” của nhân sự như sau.

1. Phần nổi: phần nhìn thấy được

 

Nếu ví nhân sự như một tảng băng trôi thì EKS là phần đầu tiên. Nó bao gồm:

- Kinh nghiệm (E- Experience)

- Kiến thức (K- Knowledge)

- Kỹ năng làm việc (S- Skills)

Chúng ta có thể thấy những yếu tố trên qua bản CV của ứng viên, qua cách trả lời phỏng vấn của họ. Đây thường là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?

Vẫn là phần nổi của tảng băng nhưng phải nhìn kỹ hơn một chút đó là hành vi. Để đánh giá hành vi của một ai đó, bắt buộc bạn phải có thời gian quan sát, hỏi han,… Với hành vi của nhân sự, chúng ta cần lưu ý 2 điểm sau:

- Một, nó được đánh giá qua lăng kính của chúng ta

- Hai, nó được đánh giá dựa trên sự mở rộng hành vi của người đó trong quá khứ.

Phía dưới của hành vi là sở thích. Thực tế, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ sở thích của mình cho người khác, đặc biệt tại môi trường làm việc công sở nhưng nếu tiếp xúc lâu và chịu khó quan sát một chút, bạn sẽ biết họ thích gì và không thích gì. Sở thích quyết định rất nhiều đến hành vi. Ví dụ nhân sự thích làm việc một mình, hành vi của họ sẽ là làm việc một mình.

2. Phần dưới nước: có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy

Phần thứ hai của tảng băng trôi chúng ta có thể vừa nhìn thấy vừa không thấy, bao gồm: cảm xúc, tư duy, suy nghĩ của nhân sự.

Đầu tiên là cảm xúc. Nhà quản lý có thể không thể nhìn thấy cảm xúc của nhân viên nhưng vẫn có thể cảm nhận được qua cử chỉ, nét mặt, lời nói. Cảm xúc liên quan rất nhiều đến hành vi. Hiểu được cảm xúc của người khác, bạn sẽ biết được họ có hứng thú hay không có hứng thú với công việc.

Tầng dưới của cảm xúc là suy nghĩ. Rõ ràng là rất khó để biết người đối diện mình đang nghĩ điều gì nhưng vẫn có thể đoán được một phần. Khi nhà lãnh đạo nói chuyện và lắng nghe chăm chú những điều nhân viên nói sẽ hiểu được một phần họ đang nghĩ gì. Ý nghĩ sẽ tạo ra cảm xúc, từ đó sẽ dẫn đến sở thích, tiếp theo ảnh hưởng đến hành vi.

Đi sâu một chút tầng cuối cùng trong phần thứ 2 của tảng băng chính là động cơ/động lực khiến con người ta hành động. Tất cả các hành động chúng ta làm trong cuộc đời đều xuất phát từ động cơ, động lực bên trong của chúng ta. Chỉ khi thật hiểu về nhân viên của mình, nhà quản lý mới biết được động cơ đằng sau của họ là gì.

3. Phần chìm- không thể nhìn thấy

Phần tiếp theo của tảng băng trôi là phần chìm mà chúng ta không thể nhìn thấy. Ở phần này, đa số chỉ có bản thân mỗi cá nhân mới có thể hiểu và biết được. Đó là những khát khao/mong muốn thầm kín của mỗi người. Động cơ, suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, hành vi của mỗi con người cũng từ những khát khao/mong muốn thầm kín mà ra.

Tảng băng chìm- động cơ của ứng viên

Tảng băng chìm của ứng viên là gì?

Phần sâu hơn của tảng băng trôi là những giá trị của mỗi người. Thông thường, tính cách con người được hình thành từ những giá trị của họ. Đây chính là lý do mà nhiều người vẫn nói: Một khi không có cũng giá trị với nhau thì sẽ không làm việc với nhau được.

Nguyên lý “tảng băng trôi” giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi:

1. Chúng ta làm như thế nào? (phần nổi)

2. Chúng ta làm những gì? (phần ngay sát mặt nước)

3. Tại sao chúng ra làm điều đó? (phần chìm)

Để hiểu được nhân sự cần một quá trình tiếp xúc và tìm hiểu lâu dài. Chúng ta không chỉ cần hiểu về hành vi họ làm như thế nào mà cần điều chỉnh để hành vi của họ trở nên tốt đẹp và tích cực hơn.

Đầu tư vào con người là đầu tư có lãi nhất mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần phải ưu tiên. Quản trị nhân sự chính là quản trị con người, chỉ khi hiểu được hành vi, động cơ, tiềm năng ẩn giấu bên trong của mỗi cá nhân các nhà quản lý mới có “cách trị” phù hợp.

Pushsale.vn - Hệ thống giải pháp quản trị bán lẻ online

📌 Tìm hiểu hệ thống quản lý cho doanh nghiệp SMEs, truy cập: https://bit.ly/2L2ggOU

📌 Fanpage Pushsale.vn: https://bit.ly/3b02V49

📌 Group Cộng đồng Pushsale.vn: https://bit.ly/3fvainU

☎ Hotline: 0983 536 333

Inbox tư vấn miễn phí: https://m.me/pushsalequantribanleonline

Văn Phòng Pushsale.vn:

- Hà Nội: 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, HN

- HCM: Số 88, đường QL 13, P.26, Q.Bình Thạnh, HCM